Khoảng cách xa vời giữa suy nghĩ và thực tế về kỹ năng CNTT của mọi người

App.co 000

App.co 000

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng đến 94% người được khảo sát đang đánh giá sai năng lực CNTT của bản thân so với thực tế.

Thống kê từ tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới Lloyds Banking Group cho thấy 1,6 triệu doanh nghiệp tại Anh thiếu hụt kỹ năng công nghệ. Hệ luỵ của vấn đề này là lãng phí thời gian lao động và giảm thiểu doanh thu của doanh nghiệp. Tương tư, nền kinh tế Hà Lan “bốc hơi” hơn 19 tỷ euro mỗi năm do người lao động yếu kém về sử dụng công nghệ.

Trong thời đại số, từ các dịch vụ xã hội thiết yếu như kê khai thuế, đăng ký tạm trú đến đề nghị trợ cấp đều đòi hỏi khả năng sử dụng máy tính và hiểu biết công nghệ thông tin. Không thể phụ nhận rằng kỹ năng công nghệ kém khiến chúng ta gặp nhiều bất lợi.

Nhưng vấn đề đáng nói ở đây là đa số mọi người đang ảo tưởng năng lực CNTT của bản thân so với thực tế. Để kiểm chứng hiện trạng này, ECDL tại 5 quốc gia Châu Âu, cùng với ICDL Châu Á tại Ấn Độ và Singapore đã tiến hành dự án thi khảo sát, đánh giá năng lực người dùng trên máy tính thực tế mang tên “Suy nghĩ và thực tế: Đo lường kỹ năng công nghệ người dùng tại châu Âu, Ấn Độ và Singapore”.

Dự án “Suy nghĩ và thực tế: Đo lường kỹ năng CNTT của người dân tại châu Âu, Ấn Độ và Singapore”

Dự án “Suy nghĩ và thực tế: Đo lường kỹ năng CNTT của người dân tại châu Âu, Ấn Độ và Singapore”

Kết quả ở các quốc gia được tiến hành khảo sát chỉ ra rằng đa phần người dùng thường đánh giá quá cao kỹ năng CNTT của mình. Đặc biệt là ở nhóm đối tượng trẻ, họ tự cho rằng khả năng sử dụng công nghệ là bẩm sinh. Vấn đề này thậm chí xuất hiện ở các quốc gia công nghệ số phát triển hàng đầu thế giới.

Trước thực trạng đó, các nhà tâm lý học bắt đầu đi tìm lời giải cho câu hỏi tại sao mọi người thường đánh giá quá cao năng lực công nghệ của bản thân. Các nghiên cứu được tiến hành tại Áo, Đan Mạch Phần Lan, Đức, Ấn Độ, Singapore và Thuỵ Sĩ. Đối tượng khảo sát được yêu cầu tham gia đánh giá năng lực sử dụng CNTT thông qua bài thi của ECDL với một số kỹ năng: word, excel, sử dụng web và email, thao tác với tệp và thư mục.

Khảo sát tại Úc và Ấn Độ cho thấy mọi người đánh giá quá cao năng lực CNTT của mình.

Kết quả được tổng hợp lại cụ thể như sau: tại Áo, 94% người tham gia thi đã tự tin khẳng định trình độ của họ ở mức “rất tốt”, nhưng thực tế chỉ 39% trong số đó đánh giá đúng, số còn lại chỉ thuộc mức “Trung bình”. 86,4% thí sinh tại Ấn Độ cũng tự đánh giá sai kỹ năng word của mình từ mức “khá” lên “xuất sắc”.

Ảo tưởng năng lực công nghệ không phải là vấn đề của 1 cá nhân, 1 quốc gia mà có thể là toàn cầu. Minh chứng cho thấy ngay cả ở những nước CNTT phát triển hàng đầu thế giới, vấn đề này vẫn tồn tại. Cụ thể như tại Singapore, nơi mà 88% dân số thường xuyên truy cập mạng Internet tại nhà, 88,5% người được khảo sát nghĩ rằng năng lực sử dụng công nghệ của họ là xuất sắc, nhưng chỉ 55% nghĩ đúng, số còn lại chỉ ở mức khá.

Ngay cả ở những nước CNTT phát triển hàng đầu thế giới, vấn đề này vẫn tồn tại.

Có thể thấy, chúng ta đang số trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, nhưng phần đông dân số còn chưa nhận thức đầy đủ mình có hay thiếu kỹ năng gì để phát triển trong thời đại số. May mắn rằng nghiên cứu mới đây tại các nước như Áo, Đức, Thuỵ Sĩ, Singapore cho thấy những người từng thi chứng chỉ CNTT có năng lực tin học tốt hơn người không có chứng chỉ.

Những chứng chỉ tin học sẽ phục vụ 2 mục đích, thứ nhất là xác định chất lượng đào tạo và chứng minh được những người thi đã được học và được dạy những gì; thứ hai, chứng chỉ chính là thước đo khách quan để định hình cấu trúc kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực cụ thể.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu không theo kịp tốc độ phát triển của CNTT, chúng ta có thể bị bỏ lại phía sau. Vì vậy ngay bây giờ, hãy nghiêm túc nhận thức tầm quan trọng của kỹ năng công nghệ, không ngừng trau dồi bản thân để bắt nhịp với thời đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

X
Xin chào ICDL Việt Nam
Chào mừng bạn tới Trung tâm hỗ trợ dịch vụ online !
wpChatIcon